Giảng viên - Th.s Hà An

630

bài viết

Giảng viên - Th.s Hà An

Giảng viên • 2 năm trước

❤️WONDER WEEK 8 – BÉ THAY ĐỔI RA SAO? ❤️WONDER WEEK 8 LÀ GÌ Nhà khoa học Frans Plooij và Hetty van de Rijt, đã nói rõ vào những tuần này các mẹ phải đối mặt với 3 trạng thái chính của trẻ, còn gọi là 3C viết tắt của: - Crying (Khóc lóc) - Clinginess (Đeo bám) - Crankiness (Cáu kỉnh) Wonderweek 8 xảy ra ở tuần tuổi từ 7 – 9. Đây là giai đoạn “Thế giới của sự khám phá”. • Wonder week tuần thứ 8 – 9 : Tuần lễ của các mô hình; cái nhìn của trẻ về thế giới xung quanh đang thay đổi và trẻ cũng đã học được thêm một kỹ năng mới. • Các mẫu hình có ở khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày và chúng ta cảm nhận chúng, xử lý chúng một cách vô thức thông qua nhìn, nghe, ngửi và tiếp xúc da thịt trực tiếp. • Với em bé, đó là những trải nghiệm mới mẻ và trẻ chỉ có thể nhận ra một số mẫu hình, mô hình đơn giản mà thôi. • Trẻ sơ sinh không chỉ choáng ngợp về hình ảnh, âm thanh trong thế giới xung quanh mà còn bị bối rối trước những cảm giác mới, sự quan tâm mới từ phía người lớn. • Đâu đó xung quanh tuần thứ 8, bé yêu sẽ bắt đầu cảm nhận thế giới xung quanh theo một chiều hướng mới mẻ. Bé đang khám phá cách thức mà thế giới xung quanh và chính cơ thể mình hoạt động theo cách sơ khai nhất. • Wonder week tuần thứ 8 – 9, trẻ rất thích gần người lớn hơn, đặc biệt là người mẹ, hoặc người thường xuyên chăm sóc chúng, để xem mẹ đang làm gì và cố gắng lôi kéo sự chú ý từ phía bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cả quấy khóc. ❤️BIỂU HIỆN CỦA BÉ - Quấy khóc nhiều hơn - Khó ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm hơn... - Bám mẹ, khóc ngay khi mẹ rời đi - Biếng bú - Đòi hỏi sự quan tâm của mẹ nhiều hơn, muốn mẹ ở bên cạnh bé, ôm ấp, bế ẵm bé nhiều hơn - Bé thể hiện nhu cầu muốn được bú mút nhiều hơn, dù không phải vì đói nhưng con vẫn đòi hỏi bú mẹ hoặc bú bình - Bé có thể tỏ ra nhút nhát, không thích, hoặc sợ hãi khi gặp người lạ ❤️BÉ HỌC ĐƯỢC KỸ NĂNG NÀO? ❤️1. XÃ HỘI – TÌNH CẢM • Bắt đầu biết mỉm cười với mọi người; • Giữ được bình tĩnh trong một thời gian ngắn (đôi khi bé đưa tay lên miệng và mút tay); • Cố gắng nhìn bố mẹ. • Bắt chước/mô phỏng một vài biểu hiện và cử chỉ của người thường xuyên trò chuyện tương tác với bé. ❤️2. NGÔN NGỮ - GIAO TIẾP - Phát ra âm ê a, đặc biệt khi thấy những người quen. - Xoay đầu về hướng có tiếng động - Thích thú với giọng nói, đặc biệt là giọng mẹ - Bắt đầu giao tiếp để thông báo những nhu cầu (đói, ngủ) bằn cách riêng ❤️3. PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG - Có thể giữ vững đầu trong vài giây khi đỡ trẻ ngồi dậy - Khi nằm sấp, trẻ có thể nâng đầu và vai/rướn người để nhìn thẳng về phía trước hoặc xoay qua xoay lại - Bắt đầu biết xòe tay - Cố gắng dùng bàn tay để nắm lấy các ngón tay; nhìn và chơi với ngón tay - Cố gắng cho tay vào miệng - Có thể quơ tay vào những món đồ chơi treo đung đưa phía trên nôi - Duỗi thẳng và đá chân - Phối hợp chuyển động thuần thục hơn - Có thể đạp chân và nhoài người ra hướng khác ❤️4. NHẬN THỨC - Có khả năng nhận biết hình dạng chi tiết hơn và phân biệt được các màu sắc - Nhìn theo những vật chuyển động chậm - Tỏ ra chán khi nhìn một vật quá lâu - Có thể khóc quấy khi cảm thấy chán - Nhìn về hướng khác nếu chán - Trí nhớ được cải thiện hơn do trẻ biết liên kết các hành vi và phản ứng lập đi lập lại ---------------------------------------------------------------- ❤️Để nhận được thêm thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ, tham vấn, tư vấn cho mẹ về quá trình chăm sóc bé, các vấn đề về giáo dục sớm cho bé từ 0 – 1 tuổi các mẹ hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của Th.s Tâm lý Hà An bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

19

86