Bs. Nguyễn Phương Anh

99

bài viết

❗️❗️ CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY SINH NON❗️❗️ 🥇 Sinh non được định nghĩa là khi một thai sống được lấy ra khỏi buồng tử cung ở thời điểm sau 23 tuần và trước 37 tuần. Những thai non tháng có thể gặp các vấn đề về hô hấp do chưa đủ trưởng thành phổi, dễ bị nhiễm trùng, hay gặp các bệnh về tiêu hóa. 🥇 Bác sĩ chia sẻ cho mom một vài nguyên nhân gây sinh non phổ biến 🎗🎗 Các rối loạn trong thai kì🎗🎗 🍁 Bất thường cấu trúc tử cung hay cổ tử cung: Thỉnh thoảng, bởi vì các bất thường về hình dạng tử cung, cổ tử cung có thể gây ra các cơ co tử cung bất thường trước khi chuyển dạ, gây sinh non. 🍁 Tiền sản giật: Tình trạng này gây ra bởi tăng huyết áp hay protein niệu trong thai kì. Không điều trị có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non. 🍁 Hội chứng HELL: Rất hiếm nhưng nhưng có thể đe dọa mạng sống của mẹ và thai nhi, bao gồm 3 triệu chứng: Tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cấu. Kết cục có thể gây sinh non. 🍁 Viêm âm đạo: tình trạng viêm nặng nề tái đi tái lại có thể gây nhiễm trùng ối gây sinh non. 🎗🎗 Tiền sử sản khoa nặng nề🎗🎗 🍁 Sảy thai: nếu đã từng sảy thai ở thai kì trước, đặc biệt là các thai kì ở tuần thai tương đối lớn thì nguy cơ của sinh non tăng lên rất nhiều trong thai kì lần này. 🍁 Nạo hút thai: biến chứng của nạo hút thai trong tổn thương cấu trúc tử cung, hoặc có thai lại quá sớm sau nạo hút thai có thể tăng nguy cơ sinh non. 🍁 Tiền sử sinh non 🎗🎗 ĐA THAI🎗🎗 🍁 Nếu mang song thai hoặc nhiều hơn, mom sẽ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Tình trạng sinh non thường được quan sát diễn ra trong khoảng 60% thai kì song thai và 90% thai kì tam thai. Trong khi đơn thai thường sinh vào khoảng 39 tuần, sinh đôi thường sinh vào 36 tuần, sinh ba khoảng 32 tuần. 🎗🎗 Tiền sử gia đình sinh non: tuy ảnh hưởng không nhiều nhưng cũng làm tăng nguy cơ sinh non cho thai kì của bạn 🎗🎗 Tuổi tác: tuổi mom dưới 17 hoặc trên 40 thì nguy cơ của những mom này sẽ cao hơn những mom trong độ tuổi sinh sản. 🎗🎗 Stress trong quá trình mang thai: stress quá nhiều trong quá trình mang thai có thể dẫn đến giải phóng cortisol và epinephrin, tăng corticotrophin sẽ làm tăng estrogen và progesterol, sự thay đổi hormone này có thể kích thích quá trình sinh non. 🎗🎗 Khoảng cách 2 lần sinh quá sớm: thông thường 2 năm sau sinh mổ hay 18 tháng sau sinh thường thì cơ thể người phụ nữ mới nên tiếp tục mang thai lần tiếp theo. Điều này được lí giải là do cơ thể sau sinh cần có thời gian để làm lành tổn thương,hồi phục cũng như lấp đầy sự thiếu sót về dinh dưỡng sau quá trình mang thai và cho con bú. Những trường hợp khoảng cách giữa hai lần sinh quá ngắn, dễ dẫn đến các cơ quan chưa sẵn sàng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, do vậy có thể dẫn đến sinh non. 🎗🎗 Uống rượu hay hút thuốc lá: điều này ngoài làm tăng nguy cơ sinh non còn dẫn đến các biến chứng phức tạp khác của thai kì như sinh con nhẹ cân, các biến chứng về bánh rau hoặc thậm chí là gây chết chu sinh. Không chỉ hút thuốc lá chủ động mà ngay cả hút thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm trong thai kì. 🎳 Nếu mom có một trong số các yếu tố nguy cơ đã nêu trên thì cần có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. 🎳 Bài viết được trích trong bài giảng thai giáo. 🎳 Có gì thắc mắc mom comment để bác sĩ giải đáp.

27

143