BS. Thu Phương

135

bài viết

BS. Thu Phương

2 năm trước

✳✳Có rất nhiều mom gặp phải tình trạng "đau bụng" trong quá trình mang thai ? ⚡⚡Nhiều mom lắng , liệu có ảnh hưởng đến con ko ? Có nguy hiểm ko ? 💥Bài viết này bác sĩ chia sẻ các mom vấn đề " Đau bụng khi mang thai " mom nào có câu hỏi cmt bác sĩ trả lời nhé : 👉👉Những tuần đầu tiên của thai kỳ, có hơn 80% mẹ bầu có cảm giác bụng dưới đau râm ran, nên các mẹ rất lo lắng sợ dọa saye thai, tuy nhiên nếu đau nhẹ âm ỉ không kèm theo các dấu hiệu khác như ra máu âm đạo thì đa phần là bình thường nhé 👉👉 Còn thế nào là bất thường ?Mình cần phải đến bệnh viện ngay : • Đau bụng dữ dội, xuất huyết ra máu âm đạo. • Đau bụng từng cơn và ngày một tăng, không có xu hướng giảm. • Đi ngoài và buồn nôn, dịch nhầy như bã cà phê. • Cơ thể mệt mỏi, choáng váng và ngất xỉu 🎈🎈 nếu có đau bụng kèm theo các triệu chứng kể trên mẹ cần đến viện ngay vì thai có nguy cơ dọa sảy, sảy cũng có khả năng chửa ngoài tử cung mẹ nhé , không được chủ quan chần chừ 👉👉👉 Dưới đây mình liệt kê một số trường hợp đau bụng dưới mà hay gặp phải 3 tháng đầu     🎈 Mẹ bầu thử que 2 vạch có thể 1 vạch đậm 1 vạch mờ siêu âm ko thấy túi thai trong buồng tử cung, bHCG máu tăng, về nhà ra máu âm đạo hoặc đau bụng hạ vị mẹ cần đến viện kiểm tra ngay loại trừ chửa ngoài tử cung. Vì chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nếu ko kịp thời can thiệp nguy cơ vỡ khối chửa dẫn đến sốc trụy mạch ảnh hưởng đến tính mạng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này          🎈Nếu mẹ khám thai, thai đã lảm tổ trong buồng tử cung, mẹ xuất hiện đau bụng dưới từng cơn mức độ nhiều tăng lên mẹ nghỉ ngơi không đỡ có kèm hoặc ko kèm theo ra máu âm đạo mẹ cần đi khám ngay xem có phải dọa sảy ko để điều trị         🎈 Mang thai có sự thay đổi hormone ở những tháng đầu của thai kỳ nên quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và kích thước tử cung giãn nở chèn ép trực tràng nên khiến mẹ luôn có cảm giác đầy bụng và táo bón.          🎈 Đau bụng dưới cảm thấy buốt khi đi tiểu mẹ cảm cảm giác tiểu buốt cần khám ngay xem có bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ko ? 🥰 Để tìm hiểu sâu hơn các thông tin về dinh dưỡng thai kỳ, mẹ có thể tham khảo các khóa học thai giáo cho thai nhi ngay từ tháng xx thai kỳ. 🥰Một trong những phương pháp khoa học để con phát triển khỏe mạnh, bà bầu hết ốm nghén là thai giáo Mom nào có câu hỏi để lại dưới mình giải thích nhé

6

2