Giảng viên - Th.s Hà An

630

bài viết

Giảng viên - Th.s Hà An

Giảng viên • 2 năm trước

5 BÀI TẬP VÀ TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC CHO BÉ 3 – 6 THÁNG ❤??? MẸ BỐI RỐI KHI CHƯA BIẾT THỰC HIỆN THẬT NHIỀU HOẠT ĐỘNG BỔ ÍCH LÚC CON THỨC??? ☀!!! 5 BÀI TẬP VÀ TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN THÍCH GIÁC CHO BÉ SẼ LÀ NHỮNG GỢI Ý TUYỆT VỜI MÀ CHA MẸ CÓ THỂ THỰC HIỆN DỄ DÀNG NGAY TẠI NHÀ!!! ❤CÁC MẸ CÓ THỂ BÌNH LUẬN DƯỚI BÀI VIẾT ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NHANH NHẤT NHÉ! ☀PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC LÀ GÌ? Phương pháp phát triển THÍNH GIÁC cho bé là những cách thức, hướng dẫn, bài tập và trò chơi giúp bé phát triển tích cực hoạt động của ĐÔI TAI để bé tiếp nhận thông tin, LẮNG NGHE hiệu quả và qua đó khám phá thế giới xung quanh. ☀LỢI ÍCH PTTG – KHẢ NĂNG NGHE - Phát triển tích cực kỹ năng phối hợp, điều khiển giữa ĐẦU và TAI của bé để bé quay đầu, hướng về phía có âm thanh. - Nâng cao NHẬN THỨC của bé về thế giới xung quanh, thúc đẩy bé tìm tòi, hứng thú với môi trường mới ở bên ngoài bụng mẹ. - Gắn kết TÌNH CẢM mạnh mẽ với cha mẹ thông qua giao tiếp tích cực bằng lời nói, giọng điệu, hát, trò chuyện với em bé. - Phát triển KỸ NĂNG XÃ HỘI cho bé khi bé LẮNG NGHE ngôn ngữ, ngữ điệu, của cha mẹ để bé dần mở rộng vốn từ, và hiểu ngôn ngữ. ☀TRÒ CHƠI – BÀI TẬP ❤1. NÓI CHUYỆN VỚI BÉ - Cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé mỗi ngày, có thể dành thời gian ngắn nhưng chất lượng, chú tâm hoàn toàn với bé. - Nói chuyện với bé bằng tông giọng cao, nhấn nhá âm điệu, tạo sự bất ngờ trong câu từ, bé sẽ rất thích thú khi nghe những âm thanh đó - Bắt chước tiếng kêu động vật, mô phỏng tiếng kêu của đồ vật, hoặc bất kỳ âm thanh riêng biệt nào mà ba mẹ nghĩ ra khi trò chuyện với con sẽ khiến con hào hứng hơn. - Mô tả hành động cha mẹ đang làm với bé để cho bé dần hiểu các tín hiệu bằng những câu nói quen thuộc như: Mẹ thay bỉm nhé/ Đến giờ đi ngủ rồi/ Chúc Min yêu ngủ ngon/ Đến giờ ăn rồi/ Mình đi tắm nhé… ❤2. NGHE ÂM THANH KHÁC NHAU - Cha mẹ có thể cho bé tập nghe những âm thanh khác nhau như tiếng chim hót, tiếng sóng biển, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy róc rách, tiếng leng keng của chuông… - Cha mẹ có thể tự tạo những CHAI ÂM THANH: chuẩn bị chai, lọ đã rửa sạch, rồi thả vào lọ các loại hạt khác nhau. Ví dụ: lọ hạt gạo, lọ hạt lạc, lọ hạt đỗ, lọ viên sỏi, lọ nước… ( chú ý vặn chặt không để vật trong lọ rơi ra ngoài). - Tùy vào độ sáng tạo và linh hoạt của cha mẹ để tạo ra nhưng chai/lọ âm thanh khác nhau và lắc cho bé nghe trong thời gian con thức. ❤3. TÌM ĐỒ VẬT BỊ GIẤU - Mẹ có thể thực hiện trò chơi tìm đồ chơi phát âm thanh như đàn, hộp nhạc được giấu trong chiếc chăn/ khăn nhỏ, và sau đó cùng bé lật mở khăn để tìm ra đồ vật đó. - Khi bé đã lật khăn lên, tìm thấy đồ vật bị giấu, mẹ hãy ôm và khen ngợi bé. - Nếu bé chưa thể lật mở khăn, nhưng bé có xu hướng quay đầu, trườn về phía phát âm thanh, mẹ cố gắng khích lệ bé, và giúp bé tìm lấy đồ vật nhé ❤4. NGHE NHẠC – HÁT - Nghe nhạc trong thời gian con thức là sự lựa chọn tuyệt vời để phát triển thính giác cho bé. - Cha mẹ có thể lựa chọn nhiều thể loại nhạc khác nhau như: nhạc không lời, nhạc dân ca, nhạc thiếu nhi, nhạc tiếng anh/ tiếng pháp/tiếng trung, bài hát ru. - Cha mẹ cũng có thể mở nhạc nhẹ nhàng, bài hát ru khi bé ngủ, và vặn nhỏ dần khi bé ngủ hẳn. ❤5. ĐỌC SÁCH HẰNG NGÀY - Trẻ rất thích và cảm thấy được trấn an, thư giãn khi nghe thấy giọng của cha mẹ, đặc biệt là giọng nói của mẹ. - Đọc sách, truyện cho bé trong thời gian con thức là gợi ý rất dễ thực hiện cho cha mẹ, khi vừa đáp ứng được nhu cầu gắn kết tình cảm giữa mẹ con, vừa giúp phát triển THÍNH GIÁC cho bé. - Một số sách, truyện gợi ý như: sách Ehon, tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa, Tuyển tập ca dao Việt Nam, truyện có nội dung ngắn, ít câu từ, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ☀☀☀Để nhận được thêm thông tin về các vấn đề phát triển của trẻ, tham vấn về giáo dục sớm cho bé từ 0 – 1, các vấn đề về chăm sóc trẻ, các mẹ hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của Th.s Tâm lý Hà An bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

64

151