Giảng viên Hương Lý

20

bài viết

ĐÊM BÉ NGỦ HAY LĂN LỘN, PHẢI LÀM SAO? 1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, lăn lộn 👉 Trẻ sơ sinh đã hình thành hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể, đặc biệt là não bộ, tuy nhiên về mặt chức năng lại chưa toàn diện, cần thêm thời gian để hoàn thiện cho đến khi trẻ đủ tuổi trưởng thành. Não bộ và hệ thần kinh trung ương là nơi thực hiện nhiều chức năng phức tạp nhất, cần tiếp tục phát triển về mặt chức năng, giải phẫu, tâm sinh lý... và hoàn thành ở tuổi lên 6. 👉 Trong những giai đoạn đầu tiên, giấc ngủ của bé là cực kỳ quan trọng, chính não bộ là nơi nhận nhiệm vụ cấp yếu liên quan đến giấc ngủ của bé. Não bộ là trung tâm điều khiển tình trạng thức hoặc ngủ của trẻ. 👉 Khi bé ngủ sâu giấc, vỏ não có nhiệm vụ ức chế hầu hết các hoạt động có ý thức. Trong khi các vùng não khác điều khiển các vận động vô thức (hệ thần kinh thực vật) vẫn diễn ra bình thường như nhịp thở, nhịp tim, nhu động ruột, nhu động hệ tiết niệu... 👉 Đối với lứa tuổi sơ sinh, não bộ vẫn chưa hoàn thiện về mặt chức năng nên việc điều khiển giấc ngủ là công việc khá khó khăn. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn, hay vận động tay chân hoặc có các biểu hiện cảm xúc như cười, khóc thất thường... là do não bộ thể không ức chế hoàn toàn được các hoạt động có ý thức khi bé ngủ. 2. Một số yếu tố làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc 👉 Bé đang ở độ tuổi phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng lại không được bổ sung đầy đủ các chất vi khoáng hoặc không được tắm nắng để bổ sung vitamin D, dẫn đến thiếu canxi, magie, photpho... Hậu quả là hệ thần kinh của bé trở nên nhạy cảm hơn do thiếu các yếu tố vi lượng này. 👉 Bé ở giai đoạn phát triển các động tác cơ bản, vì vậy bé sẽ cử động mạnh hơn trước, hoạt động tay chân nhiều hơn trong ngày, gây nên các biểu hiện dư âm tương tự trong giấc ngủ. 👉 Trẻ bắt đầu biết giao tiếp với mọi người xung quanh, có những tác động về tâm lý, cảm xúc như vui, buồn, lo lắng, sợ hãi... làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn quấy khóc. 👉 Một số bệnh lý khiến trẻ quấy khóc, sốt, đau nhức, khó chịu... 👉 Một số hoạt động sinh lý bình thường cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc như mắc tiểu, đau bụng đi đại tiện đói bụng... 👉 Chế độ ăn uống của trẻ bị thay đổi khi trẻ tập ăn thức ăn lạ hoặc trẻ bị ép ăn những thứ không thích... việc này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của trẻ. 3. Xử lý trẻ sơ sinh ngủ hay lăn lộn 3.1 Tạo không gian ngủ thoải mái cho bé 👉 Phòng ngủ của bé nên được lau chùi, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Các vật dụng như giường chiếu, chăn đệm được giặt giũ, phơi khô ráo mỗi tuần trước khi cho bé sử dụng. 👉 Một trong các cách xử lý trẻ sơ sinh ngủ hay lăn lộn là duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Không gian phòng ngủ dành cho bé sơ sinh phải thật sự yên tĩnh, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp bên ngoài chiếu vào và giữ độ sáng vừa phải. 3.2 Để bé thoải mái tâm lý trước khi đi ngủ Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc một phần là do trẻ hay nghịch ngợm, quậy phá nên bị bố mẹ la rầy, quát mắng và vô tình ảnh hưởng nặng lên tâm lý của bé. Điều này góp phần làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc. Do đó, phụ huynh cần có phương pháp giáo dục bé thích hợp, tránh la rầy vô cớ làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý con nhỏ. 3.3 Hạn chế cho trẻ vận động trước khi ngủ Tuy cho trẻ vui chơi, hoạt động tay chân là việc làm tốt, giúp trẻ phát triển xương khớp, vận động nhưng nếu trẻ vui chơi quá mức thì lại gây hại và là yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Do đó, tốt nhất để hạn chế việc trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, ba mẹ cần hạn chế các cho trẻ vận động quá sức, đặc biệt là trước khi ngủ. 3.4 Vệ sinh cho trẻ trước khi ngủ Một cơ thể sạch sẽ là yếu tố góp phần giúp giấc ngủ trẻ sâu giấc, không quấy khóc lăn lộn khi ngủ. Do đó, cần vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để bé có giấc ngủ ngon, sâu hơn. 3.5 Tư thế ngủ thoải mái Một tư thế ngủ đúng, thoải mái giúp cho giấc ngủ bé được duy trì lâu hơn, bé không lăn lộn quấy khóc nữa. Bố mẹ nên nhẹ nhàng thay đổi tư thế trẻ sao cho hợp lý nhất, vừa tránh làm trẻ thức giấc mà còn giúp trẻ thoải mái khi ngủ. 3.6 Chế độ dinh dưỡng đủ chất Các mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, omega 3, vitamin nhóm B, protein.... để tránh tình trạng bé thiếu chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, nên phơi nắng cho trẻ mỗi ngày khoảng 30 phút để hấp thụ vitamin D, giúp xương khớp chắc khỏe.

14

3