Dược sĩ Vũ Phương Thảo

66

bài viết

❌ NGUY HIỂM KHI MẸ BẦU BỊ DƯ ỐI ❌ Nước ối là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn. Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nó có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung, bảo vệ thai nhi tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Dư nước ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối vượt quá mức bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi. Để chẩn đoán dư, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán dư ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm từ 12-25cm. Đa ối là quá 25 cm. 💢 Dư ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Dư ối gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé như sau: • Vỡ ối sớm. Lượng chất lỏng trong tử cung quá cao mẹ sẽ bị nguy cơ vỡ màng ối sớm • Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác cho mẹ • Bong nhau thai • Sa dây rốn • Tăng trưởng và phát triển của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương • Để an toàn mẹ cần sinh mổ, vì vậy có thêm rủi ro so với sinh thường, có thể gặp nhiễm trùng hậu sản. • Dư ối có thể dẫn đến sinh non. Em bé sinh non nên các chức năng bộ phận chưa được hoàn thiện, có thể mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn. • Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa ối thường cao hơn. Điều này là do tử cung bị chèn ép do lượng ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như thông thường. • Dư thừa nước ối nguy hiểm nhất đối với thai là có thể dẫn đến thai chết lưu, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. 👉 Vậy nếu bị dư ối, biện pháp khắc phục cho mẹ bầu là gì? • Đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Các loại hải sản và thịt động vật cần được ưu tiên. • Ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế các loại rau chứa nhiều nước. Đặc biệt, không nên chế biến chúng dưới dạng canh/soup. • Hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu… Thay thế bằng những hoa quả khác nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối, đu đủ,… • Uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít nước. • Muối có khả năng giữ nước trong cơ thể nên tuyệt đối không ăn mặn. • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy bình luận dưới bài viết để được trả lời ngay nhé!

32

25